Màng chống thấm GCL
Màng chống thấm GCL
Màng chống thấm GCL cấu tạo gồm 3 lớp, lớp vải địa kỹ thuật không dệt, lớp màng sét và lớp vải địa kỹ thuật dệt PP có tác dụng lót chống thấm và che phủ bãi xử lý rác thải.
Màng chống thấm GCL có chức năng gì
Chức năng chống thấm:
Nhờ sự trương nở của lớp bột Bentonite tăng thể tích nhiều lần khi gặp nước nhưng lại nằm trong không gian hẹp giữa hai lớp vải địa kỹ thuật nên màng sét tổng hợp có khả năng chống thấm với hệ số thâm vô cùng thấp.
Chức năng kháng vật lý
Nhờ hai lớp vải địa kỹ thuật bao bọc nên màng sét tổng hợp có được các tính năng cơ lý của vải địa như khả năng kháng đứt, kháng xé, kháng bục và kháng đâu thủng.
Ngoài ra còn có các tính năng khác như
Tăng lực ma sát với đất, điều này thật tuyệt vời trong quá trình lắp đặt.
Giữ nguyên được khoảng cách ban đầu giữa lớp phủ bề mặt và lớp lót đáy, đó là nguyên nhân làm cho lớp bột Bentonite sắp xếp đặc chắc hơn trong quá trình trương nở do vậy làm tăng đáng kể hệ số thấm của vật liệu.
Công nghệ xuyên kim còn là nhân tố làm tăng lực kháng bóc (Peel strength) giữa các lớp riêng rẽ của vật liệu.
Báo giá màng chống thấm GCL năm 2021
TT | Chủng loại | Đơn giá (VND/m2) |
1 | Báo giá màng chống thấm GCL ART3000 | 62.000 |
2 | Báo giá màng chống thấm GCL ART5000 | 0932223101 |
3 | Báo giá màng chống thấm GCL ART4000 | 0934602988 |
Màng chống thâm GCL là gì ?
Màng chống thấm GCL bentonite có cấu tạo gồm 3 lớp có đặc tính kỹ thuật khác nhau nhưng kết hợp với nhau tạo thành lớp màng chống thấm có khả năng chống thấm, trơ với môi trường kháng vật lý cao và khả năng tự vá lỗ thủng.
Cấu tạo
Bề mặt là lớp vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa kỹ thuật không dệt loại có định lượng 180 g/m2 (M ≥ 180 g/m2) nhằm đảm bảo cho Bentonite không bị trồi ra ngoài trong quá trình trương nở.
Lớp giữa là bột Sodium Bentonite.
Bột Sodium Bentonite có chỉ số trương nở phải bằng hoặc lớn hơn 24 ml/2g (SI≥24ml/2g) và độ mất nước bằng hoặc nhỏ hơn 18 ml (FL£18ml).
Lớp lót đáy là vải địa kỹ thuật dệt
Vải địa kỹ thuật dệt PP định lượng 110 g/m2 (M ≥ 110 g/m2) có tác dụng làm giảm giãn, kháng vật lý và bảo vệ lớp bột bentoniet
Phương pháp thi công màng chống thấm GCL
Chuẩn bị mặt bằng
- Mặt bằng nhẵn, phẳng khô ráo và chắc chắn không còn các vật sắc nhọn.
- Đã bố trí hệ thống tiêu thoát nước, có sẵn máy hút, ống dẫn
Cách rải màng chống thấm GCL
+ Rải từ đỉnh mái xuống chân mái, cuộn sau chồng mí lên cuộn trước theo chiều dọc theo thân đập.
+ kéo dài các tấm màng cách đường chân khay ít nhất 25 m (82.5 feets) sau đó cắt ngang dòng thấm và sâu hơn độ sâu của nó là 0,3 m.
+ Chồng mí là 15 cm giữa 2 lớp màng kế tiếp.
+ Trên mặt phẳng thì rải màng sao cho ít đường hàn nối nhất.
+ Trường hợp mái dốc có độ dài gấp nhiều lần chiều dài cuộn màng thì dọc theo chiều dài mái dốc phải thiết kế các rãnh neo. Số lượng rãnh neo tương ứng với số lượng cuộn cần sử dụng để phủ kín từ đỉnh mái xuống chân khay và độ dài phủ chồng mí theo chiều dọc (md) giữa hai cuộn nối tiếp ít nhất là 0.5 m độ dài phủ chồng mí theo chiều ngang (cd) là 0.15m
+ Rãnh neo sau khi lắp đặt màng chống thấm Bentonite được đổ đất và đầm chặt ít nhất phải đạt 95% trị số Proctor.
Công tác rải màng chống thấm thường được thực hiện bằng phương pháp thủ công kết hợp với cơ giới.
Khi rải bằng thủ công các cuộn màng được chuyên chở và mở ra thành từng tấm gần vị trí lắp đặt sau đó công nhân sử dụng các dụng cầm tay di chuyển các tấm màng vào vị trí lắp đặt. Rải màng bằng phương pháp thủ công tốn nhiều nhân lực mà năng suất lại thấp.
Khi không có thiết bị rải chuyên dụng, người ta dùng một ống thép dài khoảng 6 m xuyên qua lõi cuộn màng, sau đó lắp hai ổ quay vào hai đầu ống, các ổ quay này nằm trong cơ cấu nâng dưới dạng gối đỡ hoặc dây cáp, sau đó dùng các loại máy thi công như xe ủi, xe xúc, cần cẩu… nâng các tấm màng này đưa vào vị trí lắp đặt và rải chúng ra. Phương pháp này giảm được nhiều nhân lực mà năng suất tăng gấp nhiều lần so với rải bằng thủ công.
Trong thực tế thi công, không nhất thiết phải rải màng tuần tự từ đầu đến cuối theo cách cuốn chiếu mà có thể thực hiện bằng nhiều cách, chẳng hạn rải một tấm làm mốc từ một vị trí nào đó, sau đó rải lan ra hai bên…nhằm tăng tốc độ lắp đặt, tạo điều kiện để các thiết bị thi công các công đoạn tiếp theo như: lắp đặt đường ống tiêu thoát nước, thi công lớp vật liệu phủ bảo vệ màng…
Gắn nối màng chống thấm Bentonite
Nếu như công tác hàn nối các màng chống thấm HDPE cần phải có các thiết bị chuyên dụng và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thì ngược lại việc gắn nối các tấm màng chống thấm Bentonite rất đơn giản và nhanh chóng. Có nhiều phương pháp hàn nối chẳng hạn: Chỉ cần bóc lớp vải địa kỹ thuật phía trên của tấm màng nằm dưới và lớp vải địa kỹ thuật phía dưới của tấm màng nằm trên (tất nhiên chỉ trong diện tích hàn) sau đó úp chúng lên nhau là xong hoặc đặt các vật liên kết trong lớp bột SodiumBentonite giữa hai tấm màng như bulong, thép uốn thành hình chữ Z…